
Tuy nhiên, bạn hãy luôn nhớ rằng nếu không vận động, trẻ béo phì sẽ có nguy cơ bị xơ cứng động mạch khi còn nhỏ. Ngược lại, vận động thường xuyên không những có thể giúp bé giảm cân nặng mà thậm chí còn giảm các nguy cơ mặc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Người béo phì lâu năm sẽ rất khó xuống cân, nếu không thực sự có quyết tâm cao thì giảm cân gần như không hiệu quả. Vì vậy, để giảm được trọng lượng, trước hết về mặt tinh thần, bạn cần có động lực thực sự để giảm cân và phải đặt ra mục tiêu rõ ràng; đồng thời chuẩn bị tâm lý vững vàng, quyết tâm, kiên trì không bỏ cuộc.
Các bài tập giảm cân hiệu quả cho trẻ béo phì:
-
Bài tập Plank cơ bản giúp trẻ đốt mỡ thừa nhanh chóng
Plank là bài tập giảm mỡ nổi tiếng là đơn giản và ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Có rất nhiều động tác Plank từ cơ bản đến nâng cao, tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu thì cần lựa chọn động tác vừa phải. Plank có ưu điểm là động tác rất dễ dàng mà lại mang đến hiệu quả nhanh chóng. Đây là một bài tập thể dục cho trẻ em khác dành cho những đứa trẻ muốn giữ dáng và gầy. Cùng với cơ bụng và mỡ bụng nó còn có tác dụng giúp tay chân của bạn chắc khỏe hơn bao giờ hết.
Đây là một trong những bài tập thể dục cho trẻ em khởi động tốt nhất mọi thời đại. Mặc dù nó có thể đơn giản và dễ dàng, nhưng những lợi ích mà người ta có thể tận dụng từ điều này luôn bị đánh giá thấp. Mặc dù nó không thực sự giúp bạn giảm mỡ, nhưng nó chắc chắn có thể giúp bạn có một bước tiến nhỏ. Bắt đầu bằng cách đứng thẳng với hai bàn chân thẳng hàng và thẳng cột sống, hai tay đặt ở hai bên. Bây giờ hãy nhảy và nhấc cả hai tay lên trên đầu đồng thời mở rộng cả hai bàn chân của bạn.
Với bài tập thể dục cho trẻ em này còn có thể giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.
-
Bài tập nhảy dây giúp trẻ đốt mỡ thừa nhanh chóng
Hầu như mọi trẻ em đều yêu thích bộ môn thú vị vui tươi này. Có thể nhiều bố mẹ không xem trọng bộ môn nhảy dây, nhưng, nhảy dây không chỉ đơn thuần là mang lại niềm vui thích cho trẻ, mà còn giúp con thư giãn, cả cơ thể trẻ được kéo giãn, duy trì thường xuyên và đều đặn, chiều cao của trẻ sẽ được cải thiện rất đáng kể.
Nhảy dây là bài tập giúp lưu thông máu, tăng nhịp tim và đốt cháy calo hiệu quả
-
Bài tập đá bóng giúp trẻ đốt mỡ thừa nhanh chóng
Hầu hết tất cả trẻ em đều thích môn thể thao này, chúng thường xuyên chơi với các bạn cùng lứa tuổi và chơi cả ngày mà không thấy chán. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng điều này và cho trẻ tham gia môn thể thao bổ ích này.
Không chỉ để vui chơi, giải trí, chơi bóng đá còn là bài tập giảm cân hiệu quả vì có thể đốt cháy hàng trăm calo, giải phóng năng lượng hiệu quả, giảm cân cực nhanh. Chơi bóng còn giúp trẻ vui vẻ, thoải mái, tích cực, có trí óc nhạy bén và khỏe mạnh hơn.
-
Bài tập bơi lội giúp trẻ đốt mỡ thừa nhanh chóng
Từ xưa đến nay, bơi lội là môn thể thao khá tốt trong việc tăng chiều cao hiệu quả nhất là cho trẻ em. Hoạt động này sẽ giúp cơ thể bé tăng cường khả năng sản xuất hormone tăng trưởng, và cực kì tốt cho hệ thống tim mạch, đồng thời tăng chiều dài cột sống của trẻ, giúp bé nở phổi, thúc đẩy trao đổi chất…
Đây là trong các môn thể thao giúp trẻ khỏe và năng động hơn. Khi tập luyện, trẻ sử dụng tay chân linh hoạt và nhanh nhẹn, giúp xương giãn nỡ, tăng trưởng chiều cao tự nhiên, nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều so với một số bộ môn thể thao hay hoạt động thể chất khác.
Xem thêm: Những bài tập thể dục đơn giản dành cho trẻ sơ sinh giúp bé cứng cáp hơn
-
Bài tập đạp xe đơn giản giúp trẻ đốt mỡ thừa nhanh chóng
Đạp xe đi dạo quanh khu phố, công viên v ới đám bạn là điều rất thú vị. Hãy để cho trẻ tự do thoải mái tinh thần với việc đạp xe,vừa mang tính chất giải trí và giảm cân.
Những bài thể dục giúp giảm béo phì cho trẻ em đều thích họp với sở thích, tính hiếu động của trẻ em. Vi vậy tùy từng điều kiện và sức khỏe mà cho trẻ áp dụng chế độ giảm cân hợp lý.
-
Bài tập nhảy Squat giúp trẻ đốt mỡ thừa nhanh chóng:
Để giải quyết vấn đề mông to, bài tập tốt nhất là thực hiện squat. Lợi ích của việc tập squat đúng cách là, chăm sóc vòng 3, định hình và làm săn chắc các cơ ở phần dưới cơ thể.
Squat là động tác tập luyện hoàn hảo để làm săn chắc mông, đồng thời còn có tác dụng lên các nhóm trên cơ thể giúp săn chắc cơ bụng, cơ chân và phần lưng. Chính vì vậy mà squat được mệnh danh là “vua của các bài tập”.
Tập squat sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng, nâng cao thể lực. Nếu muốn sở hữu vòng 3 săn chắc, vòng 2 thon gọn và đôi chân khỏe đẹp thì squat sẽ là bài tập hoàn hảo dành cho bạn.
Hướng dẫn squat:
Bước 1: Tư thế chuẩn bị:
Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, bàn chân và đầu gối hướng ra ngoài. Cố gắng giữ cho lưng luôn thẳng, ngực ưỡn lên, vai mở rộng, bụng hóp lại.
Bước 2: Bắt đầu squat:
Sau khi đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng, bạn từ từ hạ mông xuống, lúc này dùng chân và đầu gối để nâng đỡ cho cơ thể. Đừng quên giữ cho lưng thẳng, mông cong và đẩy ra sau càng xa càng tốt. Đặc biệt, trọng lượng cơ thể bạn phải được đỡ bằng gót chân chứ không phải ngón chân đâu nhé.
Bước 3: Cố ngồi xổm xuống càng sâu càng tốt, một điều cần lưu ý nữa là luôn giữ cho vai, chân và mông tạo thành một đường chéo từ trên xuống dưới. Mắt nhìn thẳng, bụng hóp lại, ngực đưa về phía trước.
Bước 4: Đưa thẳng tay ra trước mặt hoặc đan chéo trước ngực. Đẩy hông và ngồi càng sâu càng tốt. Giữ nguyên tư thế squat trong 3 giây.
Bước 5: Sau ba giây, thở ra và đứng lên từ từ. Lưu ý, luôn luôn để trọng lượng cơ thể được giữ bằng gót chân nhé.
Bước 6: Lặp lại tất cả các bước một lần nữa, hít vào, xuống thật sâu, giữ trong ba giây và lại đứng lên.
Tập squat là cả một quá trình cố gắng lâu dài mới nhận lại được kết quả như ý chứ không chỉ ngày 1, ngày 2 là có thể cảm nhận được sự thay đổi.
Xem thêm: Vì sao không nên tập thể dục liên tục mỗi ngày
Trẻ bị thừa cân, béo phì, do đâu?
Việc tìm kiếm chính xác nguyên nhân gây bệnh béo phì chính là bước đầu tiên trước khi áp dụng các cách giảm cân cho trẻ em béo phì, đồng thời quyết định hiệu quả của biện pháp giảm cân.
Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, một số nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em phổ biến như:
Thứ nhất, lối sống không lành mạnh
Trẻ bị thừa cân, béo phì chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và ít vận động (2). Khi năng lượng nạp vào vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể, calo sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.
Nếu trẻ tiêu thụ quá mức các thức ăn giàu đạm, hoặc chứa nhiều đường và dầu mỡ như đồ ăn nhanh, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,… dẫn đến việc dư thừa năng lượng, nạp năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể. Cộng thêm, thói quen lạm dụng các thiết bị điện tử, ít vận động của trẻ em hiện nay khiến cho thức ăn đi vào cơ thể không thể tiêu hao, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa và tích tụ thành mỡ. Do đó chế độ ăn giàu chất béo và calo có liên quan chặt chẽ làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ.
Sự mất cân bằng về thói quen ăn uống và hoạt động thể chất có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần điều chỉnh các yếu tố trên để tránh tăng cân và giảm béo phì cho trẻ em.
Thứ hai, yếu tố di truyền cơ địa
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thừa cân và béo phì ở trẻ có yếu tố duy truyền (3). Một số nghiên cứu đã chỉ ra bố mẹ bị thừa cân có thể tăng nguy cơ trẻ bị béo phì lên đến 80%. Trẻ có bố mẹ bị thừa cân, béo phì thường mang một số gen thuộc các nhóm như nhóm gen kích thích sự ngon miệng, nhóm gen điều hòa chuyển hóa, nhóm gen liên quan đến tiêu hao năng lượng, hoặc nhóm gien liên quan đến sự biệt hóa và phát triển tế bào mỡ,…
Thứ ba, trẻ mắc một số bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân dinh dưỡng và vận động chưa hợp lý, một số trẻ nhỏ có thể mắc bệnh béo phì do các bệnh lý rối loạn nội tiết và chuyển hóa như: rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa đường, … hoặc do đột biến gen (gen tổng hợp POMC, Me – 4 Receptor,…).
Thứ 4, ngủ ít
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ không đảm bảo cũng tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em. Ngủ ít gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, thúc đẩy trẻ ăn nhiều hơn và tăng cân. Leptin và ghrelin là các hormone điều chỉnh sự thèm ăn. Khi trẻ không ngủ đủ giấc, quá trình sản xuất các hormone này bị thay đổi theo hướng gia tăng cảm giác đói. Thiếu ngủ có liên quan đến sự thiếu hụt hormone tăng trưởng và nồng độ cortisol tăng cao, cả hai đều có liên quan đến bệnh béo phì. Ngủ không đủ giấc còn có thể làm giảm quá trình chuyển hóa thức ăn .Ngoài ra, người có giấc ngủ ngắn thường có xu hướng lựa chọn các thực phẩm giàu calo hơn
Ngoài ra, thai nhi quá cân, trẻ sơ sinh có cân nặng quá cao hoặc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn so với trẻ thông thường.
Chẩn đoán béo phì ở trẻ em không khó, nhưng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ rất phức tạp. Đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm định lượng hocmon và xét nghiệm nhiễm sắc thể mới chẩn đoán được nguyên nhân gây béo phì
Tình trạng béo phì ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe. Vì thế, bố mẹ hãy lên kế hoạch, tham khảo các cách giảm cân cho trẻ em béo phì để giúp trẻ khỏe đẹp, tự tin hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng, cách giảm cân cho trẻ béo phì hiệu quả nhất vẫn là duy trì rèn luyện thói quen ăn uống, vận động một cách điều độ và khoa học..