
1. Người già có thể tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh
Đây là bài tập vận động cường độ thấp hơn so với chạy bộ, giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy hình thành cơ bắp. Đi bộ nhanh có ưu điểm hơn chạy bộ ở chỗ ít tác động đến khớp. Vì vậy, đây là bài tập phù hợp người cao tuổi bị yếu đầu gối hoặc mắt cá chân.
2. Đạp xe tại chỗ
Thiết bị mô phỏng xe đạp tại chỗ phổ biến ở nhiều phòng tập thể dục cũng như các công viên, khu dân cư. Đạp xe tại chỗ là một hình thức tập thể dục tuyệt vời, ít tác động đến khớp. Vì vậy khả năng chấn thương khi tập đạp xe tại chỗ là rất nhỏ.
3. Bơi lội
Giống như đạp xe, bơi là hình thức tập thể dục rất lý tưởng với người già vì các khớp không bị kéo căng do trọng lượng cơ thể được nước hỗ trợ. Do đó, bơi trở thành bài tập tuyệt vời cho những người bị viêm khớp và loãng xương. Hơn nữa, lực cản của nước mang lại một số lợi ích rèn luyện sức khỏe tác động đến toàn bộ cơ thể.
4. Thái cực quyền
Thái cực quyền là một trong những bài tập tốt nhất dành cho người cao tuổi. Dưỡng sinh là phương pháp luyện tập di dưỡng sinh mệnh, giúp tinh thần luôn sảng khoái và vui vẻ. Đồng thời, các bài tập này còn giúp người lớn tuổi tăng cường thể chất, từ đó ngăn ngừa bệnh tật để gia tăng tuổi thọ. Theo các chuyên gia về sức khỏe, dưỡng sinh là tu dưỡng sinh mệnh. Đây là cách dưỡng sinh tinh thần thông qua các phương pháp gồm điều chỉnh ý chí và tình cảm cũng như những sinh hoạt hàng ngày. Điều này giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm của tuổi già.
5. Tạ tay bộ môn tăng cường sức khỏe dẻo dai cho người già
Nâng tạ tay không chỉ giúp cánh tay khỏe hơn mà còn tăng cường sức mạnh cho cơ lưng trên và vai. Nhờ đó người cao tuổi sẽ xây dựng tư thế và có phần thân trên khỏe mạnh hơn. Việc nâng tạ rất đơn giản: chỉ cần bắt đầu từ tư thế ngồi hoặc đứng với tạ được giữ ngang vai rồi nâng hết cỡ trước khi hạ trở lại vị trí ban đầu.
6. Yoga
Trong hầu hết các trường hợp, người cao niên hoàn toàn có thể tập yoga. Nhiều người có lịch trình bận rộn chỉ tìm ra thời gian cho các hoạt động như yoga khi nghỉ hưu. Mặc dù xu hướng trở thành ít vận động khi nghỉ hưu là nhiều hơn. Nghỉ hưu là thời điểm hoàn hảođể có những thói quen lành mạnh sẽ thúc đẩy tuổi thọ.
Xem thêm: 6 bài tập thể dục nhẹ nhàng
Thể dục cho người già có giúp phòng và trị bệnh?
Những bài tập thể dục cường độ nhẹ nhàng nhưng có tác động lớn với sức khỏe người cao tuổi. Những thông tin sau đây lý giải vì sao thể dục giúp người già phòng và trị bệnh, để sống vui, sống khỏe hơn.
1. Tập thể dục giúp tăng cường miễn dịch
Các hoạt động thể chất kích thích hệ thống miễn dịch và tăng cường khả năng phòng chống nhiễm trùng.
Tập thể dục có tác dụng chống viêm. Các hoạt động thể chất cũng có liên quan đến việc giảm mức protein phản ứng C. Đây là một loại protein gây viêm và căng thẳng trong cơ thể bạn.
Vì vậy, hãy luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, ít nhất 30 – 40 phút mỗi ngày.
Xem thêm: 5 Bài Tập Thể Dục Pháp Luân Công Dễ Tập
2. Người già tập thể giục giúp xương chắc khỏe
Loãng xương là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Việc giảm khối lượng khiến cho xương yếu hơn và kém khả năng chịu đựng các tác động của trọng lượng hay va đập. Đó là lý do tại sao ngã có thể dễ dàng gây chấn thương, gãy xương cho người cao tuổi. Với việc tập thể dục thường xuyên, người cao tuổi có thể hạn chế quá trình giảm mật độ xương và tăng cường sức mạnh cho xương.
3.Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tuổi già
Có rất nhiều bệnh thoái hóa liên quan đến quá trình lão hóa như bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson… Nhiều nghiên cứu đã kết luận, tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này. Lý do là tập thể dục giữ cho các chức năng nhận thức luôn hoạt động. Nhờ đó, vận động sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình suy giảm trí tuệ. Ngoài ra, tập thể dục giúp tăng cường khả năng vận động các khớp tay, chân nên làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Người già tập thể dục cần lưu ý những gì
1. Thời gian tập luyện hợp lý
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người già 60, 70 tuổi trở lên chỉ nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần với những bài tập có cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe. Người cao tuổi có thể lên thời gian biểu hàng tuần, mỗi ngày tập từ 10 đến 30 phút, tùy theo khả năng và nhu cầu của bản thân.
2. Cách chọn bài tập
Những người có bệnh lý về xương khớp nên chọn bài tập nhẹ nhàng, ít tác động đến cơ. Người có bệnh về tim nên hạn chế vận động nhanh, mạnh. Nhìn chung, người cao tuổi nên cân nhắc tình trạng cơ thể, tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn bài tập phù hợp.
Xem thêm: Hướng dẫn bài tập thể dục cho người trung niên khoa học
3. Trang phục khi tập cũng rất quan trọng
Trang phục khi tập nên chọn loại chất liệu nhẹ, thấm hút mồ hôi vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông. Chọn giày phù hợp khi tập thể dục giúp người cao tuổi giảm nguy cơ chấn thương và tối đa hóa lợi ích từ việc tập luyện.
4. Bắt đầu một cách chậm rãi
Năm phút đầu tiên khi thực hiện bài tập thể dục cho người già nên chậm hơn và cường độ thấp hơn. Đây là cách để cơ thể khởi động trước khi tăng tốc độ và nhịp tim tăng lên. Sau mỗi buổi tập người cao tuổi cũng nên thả lỏng cơ thể vài phút để từ từ trở về trạng thái ban đầu.
5. Lắng nghe các tín hiệu của cơ thể
Người cao tuổi tuyệt đối không nên gắng sức khi tập thể dục. Nếu nhận thấy dấu hiệu của bất kỳ cơn đau hay bất thường nào như nhịp tim đập mạnh hoặc chóng mặt, hãy dừng bài tập để cơ thể nghỉ ngơi.
Với những lợi ích tuyệt vời như thế, những bài tập thể dục cho người già chắc chắn không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Hãy lắng nghe cơ thể và tìm tư vấn từ bác sĩ, người cao tuổi có thể sống khỏe mạnh, vui vẻ dài lâu.
Ngoài những bài tập kể trên, hiện nay nhiều người cao tuổi cũng lựa chọn đến những trung tâm dưỡng lão để sử dụng nhiều bài tập thể dục khác như xoa bóp, vật lý trị liệu,… Những bài tập này cũng có tác dụng tác động toàn diện đến sức khỏe của người tập, phù hợp với sức khỏe của người cao tuổi.