
Yoga là bộ môn nghệ thuật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ đẹp về hình thể mà đẹp cả trong tâm thức. Bài tập Yoga gồm nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao và đòi hỏi cả một quá trình kiên trì đều đặn và bền bỉ.
Dưới đây là 5 gợi ý về bài tập Yoga cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu mà bạn không nên bỏ qua.
Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy quen thuộc và nhận được nguồn năng lượng tươi mới tràn đầy trong cơ thể. Các động tác dưới đây giúp tăng cường sức mạnh các cơ, giúp giải phóng năng lượng thừa trong cơ thể, đồng thời làm thư giãn cơ thể và đầu óc. Chúng ta cùng thực hiện nhé
1. Bài tập Tư thế chiến binh
Tư thế này bổ trợ phần lưng, đùi, mông và bụng của bạn, đồng thời tăng cường khả năng tập trung. Động tác này còn giúp ngực của bạn luôn mở rộng cũng như tăng cường khả năng hô hấp.
- Bước 1: Đứng trên thảm với hai chân chạm nhau, tay xuôi theo hông.
- Bước 2: Đưa chân phải lên phía trước và giữ chân trái kéo dài về phía sau. Từ từ gập đầu gối phải.
- Bước 3: Nhẹ nhàng nhấc bàn chân trái lên để gót không chạm sàn, giữ chân trái làm trụ và khóa vị trí của bạn đứng vững ở tư thế này.
- Bước 4: Thở ra, duỗi thẳng cánh tay lên và nâng cơ thể lên, từ từ nghiêng thân mình về phía sau để khiến lưng bẻ về sau.
- Bước 5: Giữ tư thế này trong thời gian lâu nhất có thể, hít thở bình thường.
- Bước 6: Thở ra, từ từ rút tay chân về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác với chân còn lại.

Xem thêm: Tư Thế Thăng Bằng Tay Trong Yoga Như Thế Nào Là Đúng?
2. Bài tập yoga Tư thế tam giác
Tư thế tam giác trong yoga được xem là một động tác tăng cường sự dẻo dai của cột sống. Đào thải mỡ tích trữ ở vùng bụng, giúp bạn linh hoạt nhẹ nhàng hơn.
- Mở rộng cánh tay ra hai bên, sau đó cúi xuống chân phải.
- Đứng với chân mở rộng 10 cm, ngón chân trên chân phải tạo góc 90 độ, chân trái 45 độ.
- Cho phép tay phải chạm vào sàn nhà hoặc trên phần còn lại trên chân phải ở khoảng dưới hoặc trên đầu gối, mở rộng các ngón tay của bàn tay trái hướng lên trần nhà.
- Hãy nhìn lên trần nhà, và giữ trong 15 nhịp thở.
- Đứng và lặp lại với chân trái.
3. Tư thế yoga cây cầu
Đây là bài tập yoga hữu ích, điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Giúp cải thiện tình trạng đâu lưng, đau cổ và các vấn đề về thần kinh.

- Bạn nằm ngửa trên sàn, hai tay để dưới mông, co đầu gối sao cho lòng bàn chân chạm đất.
- Siết chặt cơ mông và cơ bụng trước khi đẩy người lên.
- Nâng hông lên cao sao cho tạo thành đường thẳng từ đầu gối đến vai.
- Siết chặt cơ vùng core đồng thời hít sâu vào
Xem thêm: 10 Bài Tập Yoga Giúp Tăng Cường Trí Nhớ Đáng Kinh Ngạc
4. Bài tập yoga Tư thế đứa bé
Tư thế yoga đứa bé giúp bạn giải toả căng thẳng, thư giãn ngực, lưng và vai. Khi bạn bị đau đầu chóng mặt, đây là tư thế yoga có thể giúp bạn thư giãn giảm đau hiệu quả.
- Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi.
- Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. …
- Đây là tư thế thư giãn, nên bản có thể duy trì tư thế bất cứ khi nào từ 30s đến vài phút.
- Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ
- Giữ tư thế và thở đều trong 10 phút.
Xem thêm: 8 tư thế yoga cho nam giới bản lĩnh phong độ hơn
5. Bài tập Tư thế ngọn núi
Bài tập yoga này giúp tạo không gian mở bên trong cơ thể. Giúp cơ quan nội tạng bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Ngoài ra còn cải thiện tư thế đứng của bạn được thẳng hơn. Tăng sức mạnh vùng chân và vai.
- Đứng thẳng, hai chân khép lại; hai vai thả lỏng; trọng lượng cơ thể phân tán qua 2 lòng bàn chân; hai tay đặt hai bên.
- Hít sâu và nâng hai tay song song qua đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau. Tạo cơ thể thành một đường thẳng từ ngón tay tới gót chân.
Lưu ý
- Yoga giúp cho cơ thể dẻo dai, phát triển cơ bắp, giải tỏa sức ép bên trong nội tạng, tăng năng lượng cuộc sống và giúp bạn suy nghĩ tích cực nên bạn cần tập yoga thường xuyên khi có thể!
- Đừng ép bản thân vượt quá giới hạn. Nếu bộ phận nào đó bị đau sau khi tập một động tác yoga thì bạn nên dừng động tác đó. Nếu bị đau trong khi tập thì không sao. Nên nhớ rằng yoga là để thư giãn.
- Giãn cơ trước khi tập yoga để chân và tay của bạn sẽ không bị đau nhiều khi nhấc lên cao.
- Bạn cũng có thể khỏa thân khi tập yoga. Như vậy, bạn sẽ thư giãn và ít căng thẳng hơn.
- Bạn nên xác định rõ mục tiêu tập yoga trước khi bắt đầu. Hãy thử tự hỏi “yoga có thực sự quan trọng đối với tôi không?” và thử trả lời câu hỏi đó. Có những khi bạn cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc thì hãy nhớ tới mục đích khi bạn tập yoga để tìm lại quyết tâm ban đầu.