
Có không ít những nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này chế độ ăn uống,táo bón, ngồi quá nhiều, sinh con, béo phì,… Bạn cần phải tìm đến bác sĩ nếu tình trạng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, áp dụng các bài tập yoga cho bệnh trĩ cũng sẽ giúp bạn giảm được những cơn đau và khó chịu. Cùng bài viết tìm hiểu xem yoga giúp chữa trĩ như thế nào và các bài tập nào hiệu quả nhất hiện nay nhé!
Tập yoga trị bệnh trĩ được nhiều người tìm hiểu
1. Một số bài tập yoga tốt cho bệnh trĩ
1.1. Khái niệm bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là dạng bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến bậc nhất với hơn 60% dân số Việt Nam đang mắc phải bệnh lý này.
Cơ chế gây bệnh trĩ chủ yếu là so sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến hình thành các búi trĩ ở bên trong (trĩ nội) hoặc bên ngoài ống hậu môn (trĩ ngoại). Nếu người bệnh mắc đồng thời 2 loại trĩ này thì được gọi là trĩ hỗn hợp.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do:
→Những người có chế độ ăn uống không hợp lý như: Ăn ít chất xơ (rau xanh, củ quả), uống ít nước hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, uống nhiều bia, rượu, cà phê…
→ Ít vận động: Đây là “hậu quả” của xã hội hiện đại, nhiều ngành nghề có tính chất ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.
→ Thói quen đại tiện không tốt: Những người hay nhịn đại tiện, đại tiện ngồi lâu trong nhà vệ sinh để đọc báo, lướt web…
→ Mắc bệnh ở đường tiêu hóa: Người bị táo bón lâu ngày, tiêu chảy, kiết lị… cũng khiến tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép gây bệnh trĩ.
→ Ngoài ra, người bị béo phì, mang thai, quan hệ đường hậu môn, người cao tuổi cơ hậu môn bị suy yếu, lão hóa…
Xem thêm: Tập yoga điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả
1.2. Yoga trực tiếp tới bệnh trĩ như thế nào ?
Các bài tập yoga trị bệnh trĩ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa trong cơ thể được hoạt động tốt hơn, loại bỏ được những căng thẳng khi đi vệ sinh vì đây là nguyên nhân chính khiến trĩ hình thành và phát triển. Các bài tập sẽ giúp tạo ra nhu động mạch khỏe mạnh trong lớp lót bên trong của ruột, giúp loại bỏ phân trôi chảy hơn.
Một số bài tập cũng sẽ tác động lên các cơ vòng hậu môn, giúp tăng cường các cơ và loại bỏ đi tình trạng sưng tấy khi chịu áp lực. Máu được lưu thông tốt hơn ở khu vực xung quanh mông.
1.3. Một số tác dụng gián tiếp của yoga tới bệnh trĩ
Yoga luôn được biết đến là phương pháp thư giãn tâm trí và tinh thần hiệu quả nhất. Trong khi đó, những người bị trĩ thường có tâm trạng kém bởi cảm giác đau đớn, khó chịu, bất tiện. Tập yoga sẽ giúp bạn làm dịu tâm trí, để bạn cảm thấy bình tâm hơn. Nhờ vậy mà tác dụng luyện tập cũng như điều trị bệnh cũng sẽ tăng theo.
2. Top 5 bài tập yoga trị bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả
2.1. Bài tập Yoga thứ 1 treo chân trên tường (Viparita Karini)
Bài tập chân treo trên tường và tiếng sét
Tư thế gác chân lên tường là tư thế cơ bản trong yoga, rất nhẹ nhàng mà lại hiệu quả với sức khỏe và việc giảm cân. Động tác này rất dễ thực hiện, bạn không cần phải chuẩn bị dụng cụ và có thể tập ở bất cứ đâu, thậm chí là tập tại nhà ngay trên giường ngủ.
- Để thực hiện, bạn hãy nằm trên giường, trên đệm hoặc thậm chí là trên sàn ở sát cạnh tường.
- Cố gắng để mông áp sát vào tường càng nhiều càng tốt.
- Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường
- Hai tay để dọc theo 2 bên cơ thể hoặc đặt lên bụng, lòng bàn tay hướng lên hoặc hướng xuống đều được.
Trong quá trình tập, bạn có thể thực hiện một số điều chỉnh để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, chẳng hạn như gác chân lên ghế, đặt một chiếc đệm dưới lưng hoặc kê một chiếc ghế dưới đầu nếu nền nhà quá cứng.
Xem thêm: 5 bài tập yoga cho người mới bắt đầu đơn giản
2.2. Bài tập Yoga thứ 2: Tư thế tiếng sét (Vajrasana)
Tư thế này giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Tư thế tiếng sét cũng tăng cường cơ bắp của chân và lưng.
- Ngồi thẳng trên gót chân, với đầu gối hướng về phía trước.
- Ngồi trên chính giữa bàn chân.
- Nếu có thể, hãy giữ hai bàn chân cách nhau một chút và ngồi trên các mép trong của gót chân.
- Để tránh làm căng đầu gối, hãy đặt một miếng chặn hoặc một tấm chăn dưới mông.
- Điều này giúp chân thoải mái và giữ cho lưng thẳng.
- Ở lại trong khoảng một phút. Nếu chân thoải mái, tư thế có thể kéo dài khoảng 5 -10 phút.
- Thực hiện tư thế này trong 10 lần.
Xem thêm: 7 bài tập yoga tốt cho tim mạch nhất định không thể bỏ qua
2.3. Bài tập Yoga thứ 3 ngồi vắt chéo chân (Ashwini mudra)
Bài tập yoga trị bệnh trĩ Ashwini mudra rất hữu ích trong việc điều chỉnh các cơ ở hậu môn của bạn. Thực hiện bài tập này trong 1-2 tuần sẽ mang lại cho bạn những lợi ích đáng kể liên quan đến các vấn đề về trĩ, nó sẽ giúp giảm căng thẳng ở vùng hậu môn.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu bằng cách ngồi xếp bằng trên sàn.
- Bạn có thể đặt chân phải chân lên đùi chân trái và chân trái lên đùi chân phải. hai tay thả lỏng đặt trên đầu gối.
- Sau đó tập trung hoàn toàn vào hậu môn và co các cơ ở mông.
- Giữ nó trong 2-3 nhịp thở và sau đó thả ra. Lặp lại động tác này 8 – 10 lần.
2.4. Tư thế đứa trẻ (Shishuasana)
Shishuasana là tư thế giúp cải thiện lưu thông đến vùng hậu môn. Điều này không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp giảm các vấn đề thường gặp của người bệnh trĩ như táo bón. Đây cũng là động tác giúp bạn giảm được căng thẳng vô cùng hiệu quả.
Tư thế đứa trẻ và góc giới hạn
Cách thực hiện bài tập yoga trị bệnh trĩ:
- Ngồi xuống sàn, gập chân lại với nhau và ngồi lên gót chân. Khi bạn cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông, hít thở đều
- Gập người về trước giữa 2 đùi và thở ra.
- Từ từ mở rộng hông và thư giãn giữa 2 đùi.
- Vươn thẳng tay qua đầu, thẳng hàng với đầu gối. Thả lỏng vai trên sàn. Cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn.
- Đây là tư thế thư giãn, nên bản có thể duy trì tư thế bất cứ khi nào từ 30s đến vài phút.
- Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ
2.5. Tư thế góc giới hạn (Baddha Konasana)
- Ngồi trong tư thế duỗi thẳng chân.
- Gập đầu gối sang hai bên và kéo gót chân về gần háng.
- Nối các lòng bàn chân lại để ép chúng lại với nhau.
- Đan các ngón tay quanh ngón chân và đưa gót chân gần háng hơn.
- Ấn hai bàn chân vào nhau nhiều hơn, mở đùi ra ngoài và giữ cho đầu gối ngang bằng với hông.
- Giữ nguyên khoảng 1-2 phút và hít thở đều.
3. Một số bài tập yoga trị bệnh trĩ nâng cao
Sau khi luyện tập những bài tập ở mức độ cơ bản, hãy nâng cao trình độ với những tư thế khó hơn sau đây.
3.1. Bài tập yoga ngồi xổm (Malasana) tác dụng tốt cho người bị trĩ
Malasana rất hiệu quả chống lại chứng táo bón, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Tư thế này rất có lợi cho hông, cột sống và mông của bạn. Nó giúp co cơ bụng và có thể cải thiện hiệu suất của hệ tiêu hóa nói chung. Nó cũng làm giảm mọi cơn đau ở vùng hậu môn trực tràng do những búi trĩ gây ra.
Bài tập yoga ngồi xổm và thuyền nhỏ
Cách thực hiện:
- Đức thẳng với hai chân rộng bằng vai.
- Sau đó hạ hông xuống hết mức có thể, tốt nhất là cho đến khi mông chạm mắt cá chân.
- Hai tay áp sát vào nhau và đặt ở trước ngực, giữ lưng thẳng và hướng mắt nhìn về phía trước.
- Động tác này tương tự như động tác ngồi xổm.
- Giữ tư thế này trong 8 đến 10 nhịp thở để có kết quả tốt nhất.
3.2. Bài tập yoga trị trĩ với tư thế thuyền nhỏ (Pavanamuktasana)
Tư thế yoga này giảm thiểu chứng đầy hơi, táo bón và đau do bệnh trĩ.
- Nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và đặt hai tay bên hông.
- Thở ra, gập hai chân ở đầu gối, đưa đầu gối sát bụng. Đùi nên đặt trên bụng.
- Dùng tay giữ hai ống chân, thở đều.
- Người mới bắt đầu chưa thể đặt đầu gối sát bụng thì chỉ cần đưa gần bụng và giảm dần khoảng cách theo thời gian.
3.3. Bài tập yoga trị trĩ cái cày
- Nằm sấp trên thảm tập.
- Nâng hai chân qua đầu để đặt các ngón chân xuống thảm tập, phía trên đầu.
- Có thể dùng hai bàn tay đỡ ở hông để giữ tư thế lâu hơn.
- Tiếp đến, bạn mở đầu gối sang hai bên đầu và áp hai đùi trong vào hai bên tai (hoặc không).
3.4. Bài tập yoga Tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana)
Tư thế Sarvangasana có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cần được thực hiện dưới sự giám sát và hết sức thận trọng, chỉ dành cho người đã tập thành thạo yoga. Tư thế này giúp ích cho tuyến giáp và tuyến cận giáp. Thêm vào đó, tư thế đứng bằng vai còn chức năng thận và có lợi cho những người bị lo lắng. Nó được biết đến để nâng cao tâm trạng và cân bằng hormone. Nếu được thực hiện ngay sau khi uống một cốc nước, tư thế này cũng có thể hỗ trợ điều chỉnh các vấn đề về ruột cũng như táo bón.
- Nằm sấp trên thảm tập.
- Bây giờ, bạn thu chân lại và nâng đùi lên trên bụng, nâng hông lên cao để hai đầu gối gần với đỉnh đầu.
- Tiếp tục dùng hai tay giữ hông để đẩy hông thẳng lên cao, vuông góc với sàn nhà.
- Duỗi thẳng hai đầu gối để duỗi thẳng chân lên cao, tức là chân và lưng tạo thành một đường thẳng – vuông góc với sàn nhà.
3.5. Tư thế Yoga cử chỉ ngựa (Ashwini Mudra)
Sức mạnh của các cơ của trực tràng, ruột già và vùng đáy chậu được tăng lên khi bạn thực hiện tư thế này. Hữu ích trong việc ngăn ngừa sa trực tràng và ngăn ngừa tiểu dắt. Chức năng của các cơ quan trong ổ bụng (đặc biệt là vùng bụng dưới) được cải thiện. Tư thế này còn cải thiện chức năng của tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến yên. Tất cả các tuyến nội tiết khác được điều chỉnh bởi các tuyến chính này và do đó, chức năng tổng thể của hệ thống nội tiết được cải thiện. Điều này dẫn đến cải thiện bệnh trĩ.
Cách thức thực hiện bài tập yoga trị bệnh trĩ:
- Ở tư thế nằm ngửa, thở ra và trong khi hít vào, co cơ bụng và từ từ nâng cả hai chân lên một góc 90 độ so với mặt sàn.
- Trong khi thở ra, nâng eo và hông khỏi sàn và đưa chân về phía sau qua đầu.
- Trong khi hít vào, nâng lưng và chân lên thành tư thế thẳng đứng, đặt hai tay lên lưng để làm điểm tựa. Cằm tựa vào ngực, tạo thành tư thế khóa cằm.
- Hít vào trong khi thở ra uốn cong cả hai đầu gối của hai chân. Hạ chân từ hông, đưa đùi trước về phía bụng. Hai đầu gối có thể sát cạnh nhau hoặc hơi xa nhau.
- Ở vị trí này bắt đầu co và mở rộng cơ hậu môn trong khi thở bình thường trong vài nhịp thở.