
Bóng tập phản xạ boxing đã không còn xa lạ gì với những ai yêu thích bộ môn này. Ngoài việc luyện đấm với bao cát thì tập luyện với bóng phản xạ giúp bạn tăng sự linh hoạt cho bản thân. Những bài tập với bóng phản xạ sẽ giúp bạn cải thiện khả năng phản xạ đầu, tay và chân. Tập phản xạ boxing với bóng phản xạ là bài tập được nhiều võ sĩ áp dụng. Cùng tìm hiểu lưu ý khi tập và mua bóng phản xạ.
1. 5 lưu ý khi tập phản xạ boxing bằng bóng phản xạ
1. Mở bàn tay ra, đừng nắm tay
Đừng nắm tay. Không nên đấm bóng pản xạ ngay bằng những nắm đấm nhất là đối với các boxer mới. Với những người mới tập nếu đánh bằng các khớp ngón tay thì sẽ dần mất kiểm soát về tốc độ sẽ làm cho tốc độ quá nhanh. Đánh bằng các ngón tay sẽ giúp người mới bắt đầu làm chậm tốc độ và sử dụng nhịp điệu tốt hơn.
2. Giữ 2 tay gần bóng phản xạ
Hãy xác định vị trí để tay hợp lý để đưa ra các đòn với bóng phản xạ. Tốt nhất là nên để hai tay gần với bóng phản xạ nhưng không được sát quá. Việc để quá xa sẽ tạo được lực đấm bóng mạnh hơn nhưng tay còn lại sẽ phải chờ bóng phản xạ lại lâu hơn và giảm hiệu quả tập luyện. Trường hợp đặt tay quá sát bóng sẽ làm giảm lực tác động và gần như là không có tác động tập luyện. Hãy chọn vị trí để tay sao cho có thể thoải mái ra cú đấm tự nhiên mà không phải với tay quá nhiều nhé.
Xem thêm: Địa chỉ học boxing cho nữ ở TP HCM. Học boxing có tốt không?
3. Đấm bóng phản xạ theo những vòng tròn nhỏ
Đấm bóng phản xạ theo những vòng tròn nhỏ hợp lý là điều mà các boxer cần phải lưu ý luyện tập. Nó sẽ làm cho việc đấm có nhịp độ, các nhịp đấm đều và nắm bắt được các quy luật phản xạ của bóng
4. Giữ nhịp điệu tốt khi đấm bóng phản xạ
Nhịp điệu đấm bóng phản xạ tập boxing được các huấn luyện viên khuyên dùng cho người mới đó là 2 phải – 2 trái. Tức là người tập sẽ đấm hai lần bằng tay phải rồi chuyển sang đấm 2 lần bằng tay phải. Cú đấm đầu tiên có thể sử dụng mặt trước của bàn tay tác động đẩy bóng đi và lượt tiếp theo sẽ là phần bên dưới của bàn tay. Thực hiện đều với cả hai tay. Mỗi hiệp tập sẽ đấm từ 3 – 5 lượt như vậy.
Một nhịp độ nữa mà người tập boxing có thể áp dụng đó là đấm bóng theo các vòng tròn nhỏ. Dùng các cú đấm để đẩy bóng đi theo vòng tròn nhỏ từ trái sang phảivà ngược lại cũng là cách luyện phản xạ rất hiệu quả.
5. Đứng vuông góc ở phía trước bóng
Đấm bóng phản xạ không hoàn toàn giống với tư thế đấm bốc. Bạn nên đứng vuông góc ở phía trước của bóng phản xạ với cả hai chân ở khoảng cách bằng nhau từ túi tốc độ. Đứng gần hơn một chút so với chiều dài cánh tay tính từ bóng phản xạ và boxer có thể di chuyển gần hơn hoặc xa hơn miễn là bạn thấy thoải mái. Một lưu ý nữa là mắt của võ sĩ phải để ngang tầm với đáy của quả bóng để đạt hiệu quả tối đa.
Xem thêm: Tìm hiểu một số bài tập boxing giảm cân tại nhà
2.Những lưu ý khi mua bóng phản xạ
Trên thị trường hiện nay có đa dạng các loại bóng tập phản xạ boxing khác nhau như: bóng phản xạ treo, bóng phản xạ dây, bóng phản xạ có đế hút chân không,…
Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Nếu chọn mua hãy nhờ nhân viên tư vấn để lựa loại bóng có kích thước, trọng lượng và chất liệu phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Khi bơm chú ý không bơm quá căng tránh trường hợp đấm mạnh gây nổ bóng. Một số loại bóng nhẹ và mềm nên bạn không nhất thiết phải đeo găng khi tập.
Xem thêm: Kickboxing là gì? Các bài tập kick boxing tại nhà hiệu quả
Kết hợp thực hành bóng tập phản xạ boxing cùng các bài tập khác sẽ giúp nâng trình độ đấm của bạn lên rất nhiều. Giá của một quả bóng phản xạ cũng không quá đắt nên người tập có thể dễ dàng sở hữu và luyện tập ngay tại nhà. Và đừng quên những lưu ý tập phản xạ boxing với bóng phản xạ qua bài viết này nhé.