
Xoay cổ, bài tập thể dục đau vai gáy
Bài tập này bạn có thể thực hiện khi ngồi hoặc đứng đều được. Chỉ cần lưu ý luôn giữ thẳng lưng và cổ, vai mở rộng, ngực ưỡn khi bắt đầu bài tập. Các động tác trong bài tập xoay cổ bao gồm:
- Đẩy cổ về phía sau.
- Ngửa cổ hết cỡ về sau lưng.
- Nghiêng cổ và đầu sang trái sau đó nghiêng sang phải.
- Xoay cổ sang trái và phải.
- Gập cổ về phía trước.
- Mở rộng ngực và kéo tay về phía sau.
Xem thêm: Đau lưng khi tập thể dục: Lúc nào bạn cần đi khám bác sĩ? – LXFitness
Bài tập thể dục đau vai gáy – Căng cơ duỗi cổ
Bài tập này giúp phần cơ phía sau cổ và ở vùng lưng trên căng duỗi hết mức có thể.
Cách thực hiện:
- Bạn có thể ngồi thoải mái trên ghế hoặc dưới sàn (tùy ý)
- Chắp hai tay ra sau đầu và nhẹ nhàng ngả đầu ra đằng sau
- Giữ tư thế này trong vòng 30 – 40 giây rồi từ từ đưa đầu về vị trí cũ và thả tay ra.
Xem thêm: Những dụng cụ tập thể dục công viên phổ biến nhất hiện nay – LXFitness
Bài tập thể dục đau vai gáy – Căng duỗi phần cơ hai bên cổ
Tác dụng: Bài tập này giúp tác động vào cơ cổ hai bên của người bệnh, làm giãn cơ cổ, khiến các hoạt động ở cổ linh hoạt hơn.
Thực hiện:
- Ngồi trên ghế hoặc ngồi bệt xuống dưới sàn.
- Đặt tay phải lên đỉnh đầu rồi nhẹ nhàng kéo sang bên phải. Nhớ giữ thẳng lưng và thả lỏng hai vai.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 – 40 giây rồi quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác với bên còn lại.
Căng duỗi cơ hình thang, bài tập thể dục đau vai gáy

Cách thực hiện bài tập này cực kỳ đơn giản, giúp giải tỏa phần cơ bị căng ở cổ và vai, các bạn hãy cùng tập theo nhé:
- Ngồi thẳng, đặt cánh tay phải phía sau và nắm lấy nó bằng tay trái.
- Kéo nhẹ tay phải về bên trái.
- Nghiêng tai trái về phía vai trái.
- Giữ trong 20 giây và lặp lại ở phía bên kia.
- Bạn cũng có thể thực hiện động tác kéo dài tương tự bằng cách giữ hai bàn tay trước mặt, bằng cách này bạn cũng có được độ căng hình thang trên tốt, nhưng từ một góc độ hơi khác.
Xem thêm: Tập thể dục khi có kinh nguyệt có nên hay không? – LXFitness
Trên đây là một số bài tập đau vai gáy tuy nhiên những động tác này chỉ có tác dụng một phần trong việc giảm các cơn đau nhức. Trong trường hợp bệnh tình nặng, bạn nên tới thăm khám để đưa ra hướng giải quyết cụ thể.