1. Hiểu thế nào về vận động quá sức
Mỗi người trưởng thành cần ít nhất 300 phút luyện tập với cường độ vừa phải mỗi tuần bao gồm cả các bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp. Nếu bạn luyện tập với cường độ cao thì 200 phút mỗi tuần là đủ. Sẽ tốt hơn khi chúng ta chia lịch luyện tập của mình ra cả tuần thay vì tập trung tất cả các bài tập vào một ngày duy nhất. Bạn có thể tập luyện từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, 5 ngày 1 tuần. Bạn thậm chí còn có thể chia nhỏ lịch tập luyện mỗi ngày, có thể thành 3 buổi tập nhỏ 1 ngày. Nhưng để đạt được hiệu quả bạn cần chắc chắn rằng mình phải luyện tập ít nhất 20 phút mỗi buổi tập nhỏ.
Như vậy, các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức. Tuy nhiên, như đã nói, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Để biết được mình có đang tập thể thao quá sức hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
– Đường huyết lên xuống thất thường.
– Mệt mỏi, kiệt sức, thiếu năng lượng.
– Cơ thể đau nhức, ê ẩm.
– Đau cơ bắp và xương khớp.
– Hiệu suất giảm đột ngột, giảm khả năng tập luyện dài hoặc cường độ cao.
– Khó ngủ hoặc mất ngủ.
– Nhức đầu.
– Giảm khả năng miễn dịch (dễ bị cảm lạnh và đau họng).
– Trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh hoặc thậm chí kích động.
– Biếng ăn hoặc rối loạn ăn uống.
– Tăng tỷ lệ chấn thương.
– Ảnh hưởng tới hormone giới tính (chu kỳ kinh nguyệt không đều…)
– Tăng, giảm cân mất kiểm soát.
– Suy giảm ham muốn tình dục
Xem thêm: Sau khi ăn xong tập thể dục có tốt cho sức khỏe không?
2. Vận động quá sức có hại thế nào?
2.1 Tập thể dục quá sức có thể làm nhịp tim bất thường
Đa phần hiện tượng chóng mặt khi tập thể dục chủ yếu do cường độ tập luyện quá sức. Có thể bạn đang tập những bài tập quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân. Quá sức còn có những biểu hiện khác như: mờ mắt, khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn…
Theo nghiên cứu, các chấn thương do tập luyện quá sức chiếm 36,2% tất cả các vụ chấn thương ở các phòng tập. Tuy nhiên, tập luyện quá sức có thể xảy ra trong bất cứ hoạt động thể chất nào, không chỉ ở trong phòng tập. Có thể là leo núi, chạy bộ, đạp xe…
Xem thêm: 15 BÀI TẬP THỂ DỤC BUỔI SÁNG HIỂU QUẢ GIÚP KHỎE NGƯỜI
2.2 Hệ miễn dịch bị suy giảm
Luyện tập quá sức có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của chúng ta. Khi mệt mỏi do luyện tập quá sức trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể khó có thể đề kháng lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài kể cả là cảm lạnh. Vì thế, nếu thấy cơ thể miễn dịch kém hơn bình thường thì hãy xem lại xem mình có đang tập thể dục quá nhiều không nhé
2.3 Ảnh hưởng đến xương
Do sự can thiệp của cortisol đến sức khỏe xương khớp, người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao, thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol, mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn.
Mật độ xương giảm đi chắc chắn sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp, loãng xương. Chắc chắn đây sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những người tập thể thao quá sức khi về già.
Xem thêm: Tập thể dục ra nhiều mồ hôi có tốt không ?
2.4 Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng
Theo nghiên cứu, những người thường xuyên vận động quá sức có chỉ số sinh hóa (biochemical markers) tương đương với người mắc chứng trầm cảm mạn tính. Không chỉ tương đồng về sự biến đổi quá trình tiết trytophan và serotonin mà cả người bị trầm cảm và người tập thể dục quá mức đều có những biểu hiện về hành vi giống nhau như dễ cáu gắt, mất ngủ, động lực kém.
Thống kê của Đại học Kỹ thuật Munich cho thấy nguy cơ trầm cảm ở các vận động viên tập luyện quá sức tăng đến 20%.

Nếu bạn thấy những kinh nghiệm về tập luyện thể dục của LX fitness là hữu ích, đừng quên theo dõi và chia sẻ để bạn bè của bạn cũng sẽ được cung cấp những thông tin hữu ích nhé.