
Yoga không đòi hỏi bạn nhiều sức lực giống như cardio nhưng đây là bộ môn vô cùng cần thiết để giúp duy trì mức độ linh hoạt trong cơ thể của bạn. Lợi ích của yoga có thể giúp nam giới tăng cường sức khỏe tinh thần, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường cơ bắp, nâng cao hệ miễn dịch và nâng cao hiệu quả làm việc.
Yoga cho nam giới giúp bản lĩnh, phong độ hơn
Có thể nói, với nam giới, yoga là phương thuốc cực kỳ tuyệt vời cho sức khỏe. Yoga không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa nhịp tim mà còn có tác dụng cải thiện chức năng của phổi để cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.
Không những vậy, các tư thế yoga còn giúp kéo giãn và tăng cường hoạt động của các cơ trên cơ thể. Nam giới luyện tập các bài tập thở sâu trong yoga thường xuyên còn còn giúp tinh thần luôn thoải mái do các động tác yoga cho nam giới có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, từ đó ngăn ngừa cơ thể giải phóng hormone cortisol – một loại hormone gây cơ thẳng.
Và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, yoga cho nam giới còn giúp cánh mày râu tăng ham muốn và cải thiện chất lượng cuộc “yêu”. Các kỹ thuật thở của yoga sẽ giúp phái mạnh tăng cường sự tập trung, tăng sức bền để “thăng hoa” hơn trong những cuộc yêu.
Yoga có thể giúp cánh mày râu “dũng mãnh” hơn khi “lâm trận” bởi bộ môn này có tác dụng:
- Cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nam giới gặp vấn đề trong chuyện “chăn gối”.
- Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua việc thực hiện các tư thế và các bài tập thở. Điều này không chỉ kích thích ham muốn mà còn giúp nâng cao chất lượng của tinh trùng.
- Tăng ham muốn tình dục, khắc phục sinh lý và kéo dài thời gian “yêu”.
- Làm săn chắc và tăng độ mềm dẻo, linh hoạt cho vai, tay, cơ lưng và cơ mông để khi vào “chiến trận”, các bộ phận này có thể phối hợp nhịp nhàng, giúp phái mạnh thêm “dai sức”, có thể thực hiện những tư thế mới đầy sáng tạo và đạt đến “cảnh giới” hưng phấn khi yêu.
Yoga không có tác dụng ngay lập tức nhưng nếu được luyện tập thường xuyên, chắc chắn cuộc sống “chăn gối” của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Nam và nữ khi tập yoga khác biệt như thế nào?
Nữ giới tích mỡ khác nam giới
Phụ nữ thường có nhiều mỡ dưới da hơn, trong khi nam giới có nhiều mỡ nội tạng hơn. Nữ giới cũng có nhiều mỡ ở hông và đùi hơn, được biết là những vùng khó giảm vì chúng có tỷ lệ thụ quan alpha cao gây ức chế đốt mỡ.
Nhưng điều đó không có nghĩa là nữ giới không thể loại bỏ phần mỡ thừa ở thân dưới, mà là họ sẽ có kết quả tốt hơn với các phương pháp luyện tập và dinh dưỡng riêng.
Nữ giới có khả năng hồi phục khác nam và có thể cần khoảng thời gian nghỉ riêng
Bởi vì những người phụ nữ fit đã giảm được sự sụt giảm ATP, hạ mức lactic trong máu, hạ mức cạn glycogen và đốt mỡ ở tốc độ cao hơn, họ không cần nghỉ giữa các hiệp lâu như nam giới. Và họ cũng không bị giảm quá nhiều power và tốc độ khi mệt như nam giới
Nữ giới phản ứng với HIT khác so với nam
Nữ giới có khả năng phát ra lực thấp hơn nhưng lại có khả năng duy trì nó lâu hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng nữ giới phụ thuộc vào quy trình aerobic để tạo năng lượng trong khi nam giới dựa vào quy trình anaerobic.
Thêm vào đó ở nữ giới cho thấy có giá trị RPE cao hơn nhưng lại sản sinh công đầu ra thấp hơn, có vẻ như là do khối lượng nạc cơ thể họ nhỏ hơn. Ứng dụng điều này vào việc sử dụng các chu kỳ dài hơn khi chạy nước rút (1 phút hoặc lâu hơn) với tỷ lệ 2:1 giữa thời gian tập và nghỉ.
8 động tác yoga cho nam giới phong độ bản lĩnh
Dưới đây là 10 động tác yoga cho nam giới vừa tốt cho sức khỏe vừa đơn giản mà cánh mày râu có thể thử ngay hôm nay:
1. Tư thế yoga cái ghế
Tư thế cái ghế là động tác yoga cực kỳ phù hợp với nam giới. Tư thế này có tác dụng tăng cường sức mạnh ở mắt cá chân, vai, cơ đùi trước và cơ mông. Đặc biệt, tập tư thế cái ghế thường xuyên còn giúp xây dựng sự vững chãi cho cơ thể và kích thích các cơ quan ở bụng. Để thực hiện tư thế cái ghế, bạn cần:
- Đứng thẳng trên thảm, 2 chân đứng cách nhau 1 khoảng
- Hít vào, nâng 2 tay lên cao, thở ra, gập đầu gối, đẩy hông ra sau, tưởng tượng như bạn đang ngồi trên ghế.
- Dồn trọng lượng vào gót chân, thả lỏng vai
- Cánh tay có thể đặt ở trước mặt, vươn lên cao hoặc vươn về phía trước và song song với mặt đất.
2. Tư thế yoga con thuyền
Nếu bạn muốn tăng cường sức mạnh bên trong cơ thể, cải thiện sự dẻo dai của hông và cột sống thì nên thử tư thế con thuyền. Đặc biệt, tư thế này còn rất có lợi cho nam giới vì nó có thể kích thích tuyến tiền liệt, giảm căng thẳng ở vùng xương chậu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Nằm ngửa, hai cánh tay đặt xuôi theo cơ thể và thở bình thường
- Hít vào, nhấc hai chân cao lên (đầu gối có thể gập hoặc để thẳng)
- Nhấc phần thân trên lên và vươn cánh tay lên trời
- Giữ cột sống thẳng
- Duy trì tư thế khoảng 15 đến 20 giây hoặc lâu hơn.
Xem thêm: Các bài tập Yoga đơn giản cho người mới bắt đầu
3. Tư thế yoga gập người phía trước
Tư thế gập người về phía trước giúp kéo căng cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng. Ngoài ra, tư thế này còn có tác dụng giảm căng thẳng ở cột sống, cổ, lưng và cải thiện tiêu hóa.
- Đứng thẳng, 2 tay thả lỏng. Hít vào và nâng 2 tay lên cao
- Thở ra, nhẹ nhàng gập người về phía trước. Đầu bạn cúi sao cho mắt nhìn qua 2 chân.
- 2 tay đặt xuống sàn, cạnh hông. Cố gắng ép ngực vào chân
- Duy trì tư thế khoảng 30 giây, thả lỏng phần thân trên.
4. Tư thế yoga chó cúi mặt
Tư thế chó cúi mặt khá là quen thuộc và hiện diện hầu hết ở các bài tập yoga. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế, việc thực hiện có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, tư thế này mang lại rất nhiều lợi ích cho nam giới, cụ thể nó giúp củng cố lưng, hông, bắp chân và vai .
- Bò bằng 4 chân, sao cho tư thế tạo thành hình giống cái bàn
- Hít vào, từ từ nâng hông, duỗi thẳng tay và chân để tạo thành chữ V ngược
- 2 tay mở rộng bằng vai, 2 chân mở rộng bằng hông
- Giữ tư thế khoảng 15 – 20 giây rồi từ từ trở về tư thế ban đầu.
5. Tư thế yoga trăng lưỡi liềm thấp
Tư thế trăng lưỡi liềm rất tốt cho nam giới vì nó giúp mở rộng các cơ hông, đồng thời đây còn là cách để cải thiện sự cân bằng cho cơ thể. Ngoài ra, tư thế này còn có tác dụng kéo giãn và tăng cường sức mạnh của hông, ngực, cột sống, đầu gối và mắt cá chân.
- Từ tư thế chó cúi mặt, đặt chân phải về phía trước, giữa khoảng cách hai bàn tay
- Giữ cố định đầu gối phải, hạ đầu gối trái xuống thảm. Xoay bàn chân trái xuống sàn
- Bàn tay có thể đặt trên thảm, chắp tay để trước mặt hoặc vươn cao qua đầu
- Giữ tư thế khoảng 30 giây rồi dần trở về tư thế ban đầu.
6. Tư thế yoga cây cầu
Tư thế cây cầu có thể giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn, mở rộng ngực, đồng thời giúp giảm mất ngủ, mệt mỏi, lo lắng và đau đầu. Để thực hiện tư thế cây cầu, bạn cần:
- Nằm ngửa, 2 tay đặt cạnh cơ thể
- Gập đầu gối và dùng tay nắm lấy cổ chân, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai
- Hít sâu, nâng lưng của bạn lên
- Giữ tư thế khoảng 30 giây, thở đều và chậm rồi dần trở lại tư thế ban đầu.
Xem thêm: TOP 11 bài tập yoga giúp dáng đẹp như mơ
7. Tư thế yoga chiến binh II
Tư thế chiến binh II là cách tuyệt vời để xây dựng sức mạnh toàn thân. Tư thế này có tác dụng mở hông, ngực và vai và tăng sức mạnh cho mắt cá chân, bắp chân và đùi.
- Bắt đầu ở tư thế trăng lưỡi liềm tấp với chân phải đặt phía trước. Xoay ngón chân trái về phía bên trái và nhấn gót chân xuống
- Nâng thân người lên và dang 2 tay sang 2 bên
- Thư giãn vai và giữ đầu gối phải vuông góc với mặt đất
- Giữ tư thế ít nhất 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
8. Tư thế yoga rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang rất tốt cho các vận động viên nam và những ai làm những công việc đòi hỏi thể chất nhiều. Bởi tư thế này giúp tăng cường sức mạnh của phần lưng dưới, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh của cột sống.
- Nằm sấp và duỗi thẳng chân
- Bàn chân đặt trên sàn và úp xuống
- Lòng bàn tay úp trên thảm và đặt dưới vai
- Nhấn mạnh chân và bàn chân vào thảm, đồng thời ấn lòng bàn tay xuống và nâng thân mình, duỗi thẳng vào cánh tay
- Giữ thẳng cột sống, nâng ngực lên, mắt nhìn về phía trước.
- Giữ tư thế khoảng 30 giây.
Trên đây là các tư thế yoga cho nam giới mà phái mạnh có thể luyện tập mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập luyện này dưới sự hướng dẫn của giáo viên dạy yoga riêng.
Xem thêm: 10 Nguyên Tắc Vàng Khi Tập Yoga Bạn Phải Biết