Liệu tập yoga có thực sự giúp tăng chiều cao không?

Khi được thực hiện chính xác và đều đặn, yoga là bộ môn thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe và dung mạo cho người tập. Yoga khuyến khích mọi người lắng nghe, điều chỉnh cơ thể mình. Nó cũng giúp bạn thư giãn tâm trí và có khả năng nhận thức rõ mọi chuyển động xung quanh.
Ngoài ra, yoga còn có tác dụng tuyệt vời khác là giúp bạn phát triển chiều cao. Bạn có tin không?
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu của cả giới chuyên môn yoga và các tổ chức y tế chứng minh được hiệu quả của những bài tập yoga tăng chiều cao. Nếu được thực hiện đúng, các bài tập tăng chiều cao này sẽ kéo dài từng khu vực cơ thể, giải phóng lượng độc tố tích tụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó, các tế bào và hormone có thêm điều kiện để phát triển lành mạnh, hỗ trợ tích cực cho quá trình tăng trưởng.

1. Việc tập yoga liệu có giúp bạn tăng chiều cao không?

Yoga có nguồn gốc từ Hindu giáo thuộc Ấn Độ cổ đại đến nay đã được phát triển trên toàn thế giới. Đây là phương pháp tập luyện thể chất và tinh thần đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trước khi bắt đầu, hãy xác định rõ mục tiêu tập yoga của bạn. Tự hỏi liệu nó có quan trọng với bạn hay không, từ đó mới có thể quyết tâm luyện tập để đạt được mục tiêu ban đầu. Nếu bạn đang hoang mang “Liệu tập Yoga có giúp tăng chiều cao hay không?”. Câu trả lời là “Có” và bạn có thể lựa chọn ngay giải pháp tuyệt vời này dù bạn đã ở tuổi trưởng thành.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu của giới chuyên môn yoga cũng như các tổ chức y tế đã chứng minh được hiệu quả của các bài tập yoga tăng chiều cao. Để đạt được điều này bạn cần phải thực hiện chuẩn xác các tư thế. Nếu như bạn mới bắt đầu, hãy nhờ đến sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Bộ môn yoga tăng chiều cao cho trẻ tuổi dậy thì và người trường thành.
Xem thêm: Bật Mí Bài Tập Yoga Suối Nguồn Tươi Trẻ Từ Tây Tạng

2. Lợi ích của việc tập yoga mang lại

Mặc dù các bài tập yoga không giúp bạn tăng được chiều cao, tuy nhiên nó có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe nhất định, bao gồm:
Cải thiện tư thế tốt hơn: Các bài tập cải thiện tư thế cần thời gian để có thể phát huy hiệu quả tối đa. Mặt khác, bạn cũng sẽ phải bỏ nhiều công sức tập luyện, đặc biệt khi tư thế của bạn đã gặp vấn đề trong nhiều năm. Việc đột ngột thay đổi tư thế có khả năng nhất thời làm bạn tổn thương trong giai đoạn đầu, dẫn đến những cơn đau khó tả. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi bạn cố kích hoạt những cơ bắp đã “đóng băng” trong thời gian dài. Sau một thời gian rèn luyện, cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Thay vào đó, sức khỏe cơ bắp sẽ được nâng cao từng ngày. Đồng thời, bạn sẽ sớm nhận ra sức khỏe tổng thể cũng như tư thế đang có chuyển biến tích cực. Vì vậy, hãy kiên nhẫn.
Giúp nâng cao nhận thức về hơi thở: tập yoga là một cách giúp bạn tập trung và điều chỉnh hơi thở của mình trong suốt cả ngày. Điều này sẽ giúp bạn duy trì một tư thế tốt hơn để điều hòa hơi thở của mình, từ đó tạo ra nhiều năng lượng hơn cho cơ thể.
Giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa cơ: hầu hết các bài tập yoga đều hướng đến mục tiêu tăng cường và duy trì các hoạt động thể chất, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ thoái hóa cơ. Tình trạng thoái hóa cơ thường xảy ra do lão hóa hoặc ít vận động. Do đó, việc tập yoga sẽ giúp bạn tăng cường sự linh hoạt cũng như độ dẻo dai của cơ bắp, đồng thời ngăn chặn khả năng làm giảm khối lượng cơ.
Ngoài ra, tập yoga cũng giúp bạn cải thiện được sự mất cân bằng cột sống do các tình trạng gù cột sống hoặc vẹo cột sống gây ra. Hơn nữa, sự mất cân bằng này cũng có thể làm giảm chiều cao của bạn. Để cải thiện được vấn đề này, bạn cần phải kết hợp giữa việc tập luyện yoga và tuân thủ theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
Xem thêm: Bao giờ nên bắt đầu tập Yoga sau sinh?
Một số lợi ích khác: yoga là một phương pháp tập luyện thể chất mà bạn có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.
Tập Yoga
Tập yoga giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở trẻ
Xét về lợi ích thể chất, các bài tập yoga giúp bạn tăng sự linh hoạt và cải thiện các kỹ năng vận động của mình. Điều này cũng giúp cải thiện sự thăng bằng của cơ thể và phối hợp các hoạt động thể chất tốt hơn. Đặc biệt, những người tập luyện thể thao mỗi ngày khi áp dụng các bài tập yoga sẽ giúp làm giảm nguy cơ gặp chấn thương và dễ dàng thực hiện các các động tác hơn. Đặc biệt, những người đang mắc phải tình trạng viêm khớp cũng có thể cảm thấy dễ chịu và bớt đau đớn hơn sau khi tập yoga. Ngoài ra, yoga còn góp phần giúp bạn kiểm soát tốt được lượng đường trong máu và mức huyết áp của mình, từ đó giảm thiểu được tình trạng viêm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Xét về lợi ích sức khỏe tâm thần, việc luyện tập yoga có thể giúp bạn giải tỏa được sự căng thẳng và kiểm soát tốt hơn những cảm xúc cũng như suy nghĩ của mình. Điều này cũng góp phần mang đến cho bạn một tâm trạng tốt hơn và có cái nhìn lạc quan hơn đối với cuộc sống. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy, yoga được xem như một liệu pháp điều trị hiệu quả cho chứng bệnh trầm cảm. Nó thúc đẩy bạn tự tin hơn và thấu hiểu bản thân mình hơn. Những lợi ích về mặt tinh thần mà yoga mang lại cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, làm việc hiệu quả hơn và đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, các bài tập yoga cũng giúp bạn kiểm soát được những vấn đề sức khoẻ sau:

  • Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
  • Thừa cân
  • Các tình trạng sức khỏe mãn tính
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Các cơn đau mãn tính

Xem thêm: Tổng hợp 8 bài tập yoga giúp tăng cân thần tốc

3. Cải thiện tư thế bằng những các bài tập yoga

Một số động tác yoga có thể giúp bạn cải thiện được tư thế, duy trì sự dẻo dai của cơ thể, đồng thời giúp kéo dài cột sống. Khi bạn thực hiện những động tác yoga, điều quan trọng là tập trung vào việc kéo dài cột sống và mở rộng cơ ngực. Bạn nên cố gắng tạo khoảng cách giữa hông và vai càng dài càng tốt.
Dưới đây là một số động tác yoga hiệu quả nhất giúp bạn có thể kéo dài được cột sống và cải thiện tư thế tốt hơn, bao gồm:

  • Uốn cong người về phía trước
  • Tư thế trẻ em
  • Tư thế con mèo
  • Tư thế Plank cao
  • Tư thế chó cúi mặt
  • Tư thế rắn hổ mang
  • Tư thế chim bồ câu
  • Tư thế châu chấu
  • Tư thế trăng lưỡi liềm
  • Tư thế ngồi vặn mình
  • Tư thế xoắn nghiêng
  • Tư thế con cá
yoga trẻ nhỏ
Yoga có nhiều tư thế khác nhau phù hợp với mọi lứa tuổi của trẻ

4. Làm thếnào để không mất chiều cao khi bạn dần có tuổi?

Thực tế, có một số biện pháp giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ mất chiều cao khi tuổi tác của bạn ngày một lớn hơn. Những biện pháp này tập trung chủ yếu vào việc luyện tập thể dục và áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Nó đặc biệt hữu ích đối với những người thường xuyên phải ngồi trong một thời gian dài.
Thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh và tính linh hoạt: để có thể ngăn ngừa được nguy cơ mất xương và loãng xương do lão hoá, bạn nên kết hợp thực hiện các bài tập giúp tăng khả năng giữ thăng bằng, rèn luyện sức mạnh và tính linh hoạt của mình vào thói quen tập thể dục hàng ngày của mình. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nếu chiều cao của bạn bị giảm đi đáng kể khi già đi. Lão hoá là một quy luật tất yếu của cuộc sống, khi tuổi tác ngày càng cao sẽ khiến cho các đĩa đệm cột sống trở nên bằng phẳng và gần nhau hơn. Hơn nữa, điều này có thể diễn ra nhanh hơn nếu bạn bị loãng xương.
Chú ý đến tư thế của bạn: bạn nên cố gắng duy trì cho mình một tư thế tốt khi ngồi cũng như khi thực hiện các hoạt động thể chất khác.
Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh: Thông thường sau khi tập gym hay các bộ môn thể thao khác, cơ thể dễ hao hụt năng lượng. Nhưng người tập yoga hiếm khi thấy họ đói cồn cào. Bên cạnh đó, người tập yoga thường chọn ăn rau xanh, các món hướng chay nhiều hơn nạp các món ăn làm từ động vật. Người tập yoga tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn chay. Nếu chưa ăn chay được cố gắng giảm thịt, cá và trứng. Chú ý ăn nhiều sữa, bơ, sữa chua, phoma, rau, củ, hoa quả tươi và các loại đậu, vừng, lạc (chuối tiêu, dưa chuột, sữa chua chỉ ăn vào lúc sáng và trưa, tuyệt đối không ăn vào buổi tối).