
Tập Yoga là gì?
Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự tập trung cao độ, trong đó, chú trọng vào khả năng kết nối giữa tinh thần và thể xác của người tập. Bạn cần điều hòa hơi thở, đồng thời duy trì cơ thể ở nguyên một tư thế trong khoảng thời gian nhất định. Quá trình tĩnh lặng này sẽ giúp chúng ta cảm nhận từng biến đổi nhỏ bé và dần làm chủ sự dẻo dai của cơ thể. Sâu xa hơn, thông qua sự rèn luyện thể xác, Yoga có khả năng khơi mở tâm thức, tạo cơ hội cho người tập “đối thoại” với chính mình, từ đó, mang đến sự giác ngộ sâu sắc. Nói cách khác, bạn sẽ tự động từ bỏ các thói quen không lành mạnh để hoàn thiện bản thân.
Nhiều người tập tin rằng bộ môn này có thể thay đổi thế giới quan, giúp bình tâm và giảm căng thẳng, nhờ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
Xem thêm: 12 bài tập yoga điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên
Một số loại hình yoga
Có rất nhiều loại hình yoga, như Ashtanga, Iyengar và Sivananda. Một số loại yoga có phong cách mạnh mẽ hơn, tư thế linh hoạt hơn hoặc yêu cầu kiểm soát hơi thở của bạn nhiều hơn, mỗi loại tập trung vào một khía cạnh khác nhau và có mức độ khó khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới cùng một mục tiêu là giúp bạn cải thiện sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần.
Hatha Yoga
Hatha yoga là hình thức yoga được tập luyện phổ biến nhất tại Mỹ. Đây là một nhánh của yoga mà đặc biệt tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Hatha yoga sử dụng các tư thế (asana), kỹ thuật thở (pranayama) và thiền (dyana), với mục đích mang lại một cơ thể khỏe mạnh và tâm hồn thanh thản, an yên.
Có gần 200 tư thế hatha yoga với hàng trăm biến thể khác nhau, nhằm giúp cột sống dẻo dai và thúc đẩy lưu thông giữa các cơ quan, tuyến mô. Tư thế hatha yoga cũng giúp kéo giãn cơ thể, giữ cơ thể cân bằng và dẻo dai.
Ashtanga Yoga
Loại hình này yêu cầu bạn phải thực hiện liên tục một loạt các tư thế yoga (asana). Đây cũng là loại hình tập trung vào các kỹ thuật thở giúp tập trung tâm trí cũng như kiểm soát sự điều hòa hơi thở bằng cả cơ thể.
Iyengar Yoga
Iyengar Yoga là một loại hình Yoga được xây dựng dựa trên sự “đồng nhất”. Loại hình Yoga này được xuất phát từ Hatha Yoga cổ điển, nhưng nó được phát triển bởi BKS Iyengar theo phương pháp rõ ràng và chi tiết nhất. Iyengar Yoga bao gồm các động tác được thực hiện rất chậm rãi, với nhiều chi tiết. Loại hình này đặt sự chú ý vào các kỹ thuật định tuyến của tư thế, giữ tâm trí hướng vào bên trong nhưng vẫn tập trung và kết nối với hiện tại.
Iyengar Yoga tập trung vào chi tiết của từng tư thế, sự điều chỉnh cơ thể và có sử dụng các dụng cụ Yoga hỗ trợ. Các bài tập này đòi hỏi sự chính xác cao, bởi vậy các giáo viên loại hình Yoga này luôn phải sửa từng tư thế nhỏ nhất cho học viên, tạo điều kiện tốt nhất để học viên tập luyện đúng và đạt kết quả cao nhất.
Với loại hình Iyengar Yoga, BKS Iyengar đã hệ thống hơn 200 bài tập Yoga cổ điển và 14 loại Pranayama khác nhau từ cơ bản đến nâng cao, tạo điều kiện để người tập tiến bộ dần từ các tư thế đơn giản đến tư thế phức tạp hơn. Các bài tập Iyengar Yoga giúp phát triển trí tuệ, cơ thể và tinh thần thông qua cách tiếp cận từng bước một.
Iyengar Yoga thường sử dụng các đạo cụ khi tập như thắt lưng, gạch tập Yoga, thảm Yoga hay bóng tập Yoga… giúp hỗ trợ thực hiện các tư thế một cách chính xác, đồng thời giảm nguy cơ chấn thương cho người tập. Theo các giáo viên Yoga có kinh nghiệm lâu năm, loại hình Iyengar Yoga phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ, trung niên và cả người cao tuổi.
Xem thêm: 5 bài tập yoga hít thở giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả
Sivananda Yoga
Sivananda Yoga được thiết kế bởi Swami Vishnu-devananda dựa trên 5 nguyên tắc cốt lõi bao gồm: tập thể dục đúng cách, tập thở đúng cách, thư giãn đúng cách, chế độ ăn uống thích hợp, tư duy tích cực và thiền.
Bikram Yoga
Bộ môn này còn được gọi là “yoga nóng”. Khi tập Bikram yoga, bạn sẽ ngồi trong một phòng rất nóng, lên đến 40°C. Vì thế, bạn cần cân nhắc một số vấn đề bệnh lý của bản thân nếu muốn tập loại yoga này, ví dụ như tăng huyết áp hoặc tiểu đường, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập nhé.
Kundalini Yoga
Kundalini là một loại hình thiên về luyện tập tinh thần. Nó tập trung vào thiền, hơi thở và tụng kinh. Học thuyết chính của Kundalini yoga là quy luật cuộc sống, được cho là tập trung tại cột sống. Bộ môn này giúp người tập sử dụng hơi thở và tư thế để giải phóng năng lượng trong cuộc sống.
Power Yoga
Theo Wikipedia: Power Yoga là một hình thức Yoga kết hợp giữa hơi thở và chuyển động. Tuy nhiên ở đây, trình tự tập luyện sẽ được định sẵn với tốc độ tập luyện nhanh, cường độ tập mạnh mẽ. Giúp làm đẹp cơ thể, điều chỉnh vóc dáng và thon gọn vùng 2 của bạn.
Power Yoga được phát triển từ 1990 bởi thầy K. Pattabhi Jois người Ấn Độ.
Nếu mới bắt đầu tập luyện Power Yoga, bạn sẽ cảm thấy một số cơn đau sau buổi tập đầu tiên, và nó có thể kéo dài đến vài ngày. Bạn cứ an tâm, do cơ thể bạn đang cố gắng tập làm quen với các động tác mới và mạnh mẽ. Hãy cố gắng đừng bỏ cuộc, tập chậm nhưng cố gắng theo đúng nhịp của buổi tập. Dần dần cơ thể bạn sẽ quen và không còn hiện tượng trên nữa.
Xem thêm: Có nên Tập yoga hàng ngày hay không? Một tuần nên tập mấy buổi?
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích về bộ môn yoga, hiểu rõ yoga là gì để từ đó dễ dàng làm quen và thử sức với phương pháp tập luyện rất phổ biến này. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!