
Dưới góc độ yoga, thiền được gọi là “Dhyana” nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”. Và thiền định đúng phương pháp sẽ đem đến cho người tập rất nhiều lợi ích cả về thể chất và tinh thần. Do vậy, người thực tập thiền đúng phương pháp sẽ cảm thấy có sự thay đổi trong sức khỏe, giúp bạn đạt được sự tĩnh lặng, thư thái bên trong tâm hồn. Mỗi tư thế tập yoga thiền định đều có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi người luyện tập nắm rõ để trong quá trình học tập đem lại hiệu quả cao nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu về phương pháp tập yoga thiền định nhé!
Phương pháp tập yoga thiền định là gì?
1. Tập yoga thiền định là gì?
Yoga ra đời đã từ rất lâu đời, khoảng 5000 năm trước. Đây là một bộ môn tập luyện xuất phát từ Ấn Độ và là một loại hình luyện tập lâu đời với hệ thống các bài tập giúp cải thiện về thể chất, tinh thần, tình cảm và cả tâm linh cho người tập.
Bản chất của tập Yoga thiền định là đạt sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần, giữa thể xác và tâm hồn, từ đó cải thiện sức khỏe, khai thông trí tuệ một cách dễ dàng.
Yoga thiền định đang rất phổ biến hiện nay
Cho đến ngày nay, việc tập Yoga đang rất phổ biến, được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Việc tập Yoga cũng chia thành rất nhiều trường phái, tùy vào mục đích và nhu cầu của con người mà sẽ có những bài tập nhất định sao cho phù với với người tập nhất.
Trong đó, phương pháp Yoga thiền định là một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả nhất, giúp cho người tập có thể giải tỏa nhưng tiêu cực trong tâm trí, nâng cao sức khỏe tinh thần và đón nhận nhiều năng lượng tích cực hơn vào cuộc sống.
Vì vậy, có thể hiểu phương pháp Yoga thiền định là một phương pháp tập luyện kết hợp giữa Thiền định, tư thế Yoga và các bài tập thở để kiếm sự tĩnh lặng và thư thái trong tâm hồn, tiến đến giải phóng các nguồn năng lượng tiêu cực trong tâm trí.
2. Lý do chúng ta nên tập yoga thiền định?
Đầu tiên hãy tìm hiểu về “thiền định”. Vậy, Thiền định là gì? Thiền là một phương pháp đã có từ rất lâu đời. Theo như trong Ấn Độ giáo hay Phật giáo, Thiền định giúp cho chúng ta có thể khai thông tâm trí để tiến đến một tầm nhận thức cao hơn, giúp ta hiểu thêm nhiều hơn về bản thân cũng như cuộc sống xung quanh.
Thiền giúp chúng ta đạt được trạng thái “tĩnh tâm”, có thể hiểu như là một trạng thái tập trung vào một thứ, đó có thể là hơi thở, một hình ảnh hay một câu nói nào đó. Và đó là lúc mà chúng ta có thể đạt được trạng thái tĩnh tâm trong tâm hồn. Và khi kết hợp với việc tập Yoga thì nó sẽ giúp cho việc Thiền thêm phần hiệu quả.
Để trả lời cho câu hỏi rằng “tại sao chúng ta cần phải tập yoga thiền định?” thì có thể nói rằng, phương pháp yoga thiền định giúp chúng ta có thể tìm được sự bình yên trong tâm trí, tinh thần minh mẫn để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. Từ đó mà tìm kiếm được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống này.
Xem thêm: Yoga Stretch là gì? Các kỹ thuật và lưu ý khi tập Yoga Stretch?
3. Lợi ích của việc tập yoga thiền định?
Cung như các bộ môn tập luyện khác thì phương pháp tập yoga thiền định cũng có rất nhiều lợi ích đối với con người chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu xem các lợi ích ấy là gì nhé.
Tập yoga thiền định mang lại rất nhiều lợi ích
3.1. Giảm căng thẳng, stress
Mỗi ngày thức dậy, bạn sẽ có cả một danh sách việc cần phải làm. Nếu làm văn phòng, cả ngày bạn sẽ phải ngồi trên màn hình máy tính và bị mắc kẹt trong email, tin nhắn… Lâu dần, tâm trí và cơ thể của chúng ta dần bị kiệt quệ, căng thẳng và lo lắng.
Yoga thiền được xem là phương pháp cải thiện sức khỏe ở nhiều cấp độ và có thể giúp giải quyết hiệu quả những căng thẳng, lo lắng hàng ngày. Tập yoga thiền thường xuyên sẽ giúp loại bỏ những suy nghĩ vô ích và tập trung nhiều hơn vào hiện tại.
3.2. Giúp ngủ ngon giấc
Tập yoga thiền định có thể giúp chúng ta cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa những tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ hay ngủ không sâu…Thật vậy, Yoga thiền định cho ta một giấc ngủ ngon và sâu hơn, từ đó mà cải thiện tình trạng sức khỏe rất nhiều.
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao nhiều người lại bị mất ngủ hay khó ngủ? Đó là do việc chúng ta suy nghĩ quá nhiều dẫn đến não của chúng ta khó có thể được nghỉ ngơi. vì thế mà khó có thể đi vào giấc ngủ được
Có thể nói, phương pháp tập luyện Yoga thiền định giúp cho con người có thể tìm kiếm được sự bình yên trong tâm trí, kiểm soát những suy nghĩ và các hoạt động của não bộ một cách tốt hơn. Cũng vì như thế mà người tập yoga thiền định có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn so với những người bình thường.
Cải thiện giấc ngủ nhờ tập yoga
3.3. Phương pháp giảm đau hiệu quả
Quả thật, với phương pháp tập yoga thiền định nói riêng và bộ môn Yoga nói chung, giúp chúng ta có thể giảm đau hiệu quả. Điều này xuất phát từ việc tập luyện hơi thở trong yoga.
Thật vậy, một trong những bài tập quan trọng của việc tập yoga đó là hơi thở. Các bài tập về hơi thở dương như chiếm đa số trong các bài yoga. Mặt khác, việc điều chỉnh hơi thở có lợi ích rất nhiều cho quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.
Vì thế mà Yoga giúp cho hệ tuần hoàn trở nên tốt hơn, khí huyết được lưu thông dễ dàng hơn đến mọi ngóc ngách trong cơ thể. Nhất là những vùng đang bị đau và bị tổn thương trong cơ thể của chúng ta từ đó mà được giảm đau cực kỳ hiệu quả.
Vì thế mà người ta hay ví von Yoga như một “liều thuốc giảm đau” hiệu quả cho cơ thể của chúng ta. Theo tờ Daily Mail, Yoga có thể thay thế cho những viên thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin hay Ibuprofen…
3.4. Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch khi tập yoga thiền định
Yoga không chỉ giúp chúng ta có thể giảm đau hiệu quả mà còn giúp cho cơ thể chúng ta tăng sức đề kháng. Từ đó mà nâng cao hệ thống miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh, trong đó có ung thư.
Theo một nghiên cứu tại Nauy cho biết rằng họ đã áp dụng phương pháp Yoga cho các bệnh nhân ung thư và đưa ra so sánh với những người ung thư tập thể dục thông thường. kết quả cho thấy rằng những người tập Yoga thiền định sản sinh ra các tế bào miễn dịch nhiều gấp 3 lần so với những bệnh nhân tập thể dục thông thường.
Xem thêm: Vì Sao Tập Yoga Bị Căng Cơ Chân? Phương Pháp Điều Trị?
4. Tập yoga thiền định như thế nào là đúng cách?
Để tập Yoga cũng rất đơn giản nhưng làm sao để tập đúng cách và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Sau đây là các bước Yoga thiền định cho người mới bắt đầu:
- Bước 1: Thực hiện tư thế Yoga ngồi thiền đó bắt chéo 2 chân và đan tay vào nhau, nâng 2 ngón tay cái và để chúng chạm vào nhau, tay đặt ở phần bụng dưới và giữa 2 chân. Ở trường hợp khác, bạn cũng có thể bắt chéo 2 chân và để 2 tay lên đùi, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Bước 2: Thả lỏng toàn thân, thẳng lưng, thẳng đầu.
- Bước 3: Từ từ nhắm mắt lại, sao đó bắt đầu hít thở sâu, cảm nhận, quan sát và tập trung vào hơi thở.
5. 4 tư thế tập Yoga thiền định hiệu quả nhất
Vậy có những tư thế Yoga thiền định nào? Hãy cùng tìm hiểu 5 tư thế tập Yoga thiền định ngay sau đây.
5.1. Tư thế ngồi xếp bằng
Tư thế yoga ngồi xếp bằng
Để thực hiện tư thế ngồi xếp bằng, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Sắp xếp lớp đệm hỗ trợ (chăn, gạch yoga…) phía dưới xương ngồi để hông cao hơn đầu gối
- Ngồi trên đệm ở tư thế bắt chéo chân thoải mái. Dùng tay di chuyển phần thịt của mông sang hai bên để tạo sự ổn định.
- Nghiêng người qua lại một vài lần để đảm bảo vai thẳng hàng với hông. Chỏm đầu nên hướng lên trần nhà.
- Tay bạn có thể đặt trên đùi. Lòng bàn tay có thể hướng lên hoặc úp xuống.
- Thở đều và giữ tư thế khoảng vài phút hoặc kết hợp các kỹ thuật thở sâu hoặc thiền.
5.2. Tư thế ngồi miến điện
Tư thế yoga ngồi Miến Điện
Tư thế Yoga ngồi Miến Điện cũng là một trong những tư thế dành cho những người mới bắt đầu tập luyện. Tư thế ngồi Miến Điện cũng rất đơn giản, nó khác với tư thế xếp chằng ở chỗ bạn chỉ cần xếp chéo hai chân nhưng không chồng chân lên nhau.
Với tư thế này, bạn có thể đỡ mỏi hơn, thiền định được lâu hơn.
Tuy nhiên để tạo sự ổn định thì bạn nên cho cẳng chân của mình nằm phẳng trên mặt đất, tạo một mặt phẳng giúp cho cơ thể được cố định và dễ dàng hơn cho việc thực hành bài Yoga thiền định.
5.3. Tư thế bán liên hoa
Tư thế yoga bán liên hoa
Với tư thế bán liên hoa, đây là một tư thế độc đáo khiến cho các mạch máu dễ lưu thông cũng như giúp cho việc tập yoga thiền định trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.
Để có thể thực hiện được tư thế nào, đầu tiên bạn cần ngồi xuống, gác một chân lên chân kia. Sau đó thì thả lỏng cơ thể rồi bắt đầu nhập thiền là được. Vơi tư thế này, bạn cũng nên khởi động sơ qua để các khớp chân của mình được làm nóng. Từ đó, đỡ bị mỏi và tránh bị đau nhức chân khi tập tư thế này.
Xem thêm: Tập Yoga xong có nên tắm không? Sau bao lâu thì tắm là tốt nhất?
5.4. Tư thế Kiết Già
Tư thế yoga Kiết Già
Đây là tư thế ngồi thiền chuẩn trong Phật giáo. Ở tư thế Kiết già, chân thuận đặt lên đùi chân không thuận trước, kéo vào thật gọn. Sau đó đặt chân còn lại lên đùi chân đối diện. Hai đầu gối chạm đệm. Lưng thẳng tự nhiên.
Tư thế thiền Kiết già tạo thành một khoá cứng. Giúp ngồi được lâu, không bị đau lưng. Ngoài ra, tư thế thiền chuẩn còn giúp tâm dễ an định, dễ nhập định.
Ngoài ra, khi ngồi thiền ở tư thế kiết già, xương mắt cá chân sẽ tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt “Tam âm giao” của chân còn lại. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian thiền, huyệt này được kích hoạt liên tục. Giúp ấn định cả tâm và thân một cách tự nhiên.
Cho dù bạn mới tập yoga thiền định được vài buổi, vài tháng hay vài năm thì vẫn nhận được những lợi ích thiết thực cho sức khỏe của mình. Càng tập yoga về lâu dài, bạn càng cảm thấy mình khỏe mạnh hơn. Chúc các bạn luyện tập hiệu quả.